Cuộc Hành Trình Hơn 100km
Hỏi địa chỉ Long Khánh :
Địa chỉ Bình Dương :
Giấy CMND đâu?
Đi như vậy không sợ hay sao?
Đi gặp chốt chặn sao người ta cho qua
Có khi nào phải đói không?
Biến cố làm cho chị cảm động nhất là gì?
Chị T, sinh năm 1997, mới hơn 24 tuổi đã có 2 con trai (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa bé mới 3 tuổi) giờ lại tiếp tục vác thêm cái bầu hơn 5 tháng. Gia đình nghèo, vợ chồng đều không có học, không nghề nghiệp, vì miếng cơm manh áo họ phải xa cách : chị bầu bì không nơi đâu nhận làm, đành dắt 2 con lên Long Khánh làm hạt điều, công việc nhẹ nhàng, làm tại phòng trọ, vừa làm vừa lo chăm sóc con cái, tằn tiện mỗi ngày cũng được hơn 100.000, đủ lo cho 3 miệng ăn hàng ngày. Còn anh ở lại quê nội Bình Dương làm công ty, mỗi tháng phụ thêm cho vợ ở phòng trọ. Cuộc sống hàng ngày dùng đủ. Dịch bệnh đến, chị thất nghiệp, là di dân phòng trọ không an sinh xã hội, không ai bám víu, tiền dự trữ cạn kiệt và rơi cảnh nợ nần túng thiếu. Còn anh cũng không hơn gì, thất nghiệp lại rơi vào vùng đỏ, phong toả ngặt nghèo hơn mọi vùng, “ai ở đâu ở đó”, không thể ra ngoài, lại tiếp tục rơi vào cảnh nợ nần túng thiếu như vợ con. Tất cả ngồi đợi chờ hết phong toả để đi làm cho nhau cuộc sống. Nhưng phong toả hết tuần này sang tuần khác, hết tháng này sang tháng nọ, họ đã kiệt quệ, nợ nần chồng lên, bế tắc và phải tính chuyện tồn tại hay không tồn tại.
Quyết định ra đi : thất nghiệp hơn 2 tháng làm gì còn tiền, làm ngày nào ăn ngày đó, áo chưa ráo mồ hôi đã hết tiền rồi huống hồ hơn 2 tháng làm gì còn tiền. Người dân bị phong toả cũng không thăm viếng được, sức làng xóm phòng trọ đều giới hạn túng thiếu như nhau đâu có thể giúp nhau được nhiều, cuối cùng mỗi người phải tự lo cho bản thân, không ai giúp ai được nữa. Phòng trọ giảm nửa giá chị cũng không có tiền trả, tiền ăn còn không có, lấy đâu ra tiền phòng trọ, tiền điện, tiền nước … tất cả phải trả bằng tiền. Chưa lúc nào đồng tiền lại quan trọng đến thế và cũng chưa lúc nào trong đời bế tắc đến như vậy. Chủ nhà trọ thấy cũng không thể giúp lâu dài hơn được, nên chỉ sau 2 tháng cho ở miễn phí, chủ nhà đề nghị 3 mẹ con chị trả lại phòng trọ và ra đi.
Đi đâu về đâu bây giờ? Chồng chị ở tận Bình Dương, gia đình chồng cũng ở Bình Dương nhưng khu vực đó đang là vùng đỏ, xa cách nhau thế này là chết đến chết, và có chết cũng không thấy mặt nhau. Vợ chồng bàn bạc với nhau : nhà trọ đã không còn ở lại được nữa, không ai bám víu, không nơi nương tựa, cũng không ai dám chứa sợ nhiều rủi ro lại có khi vướng vào pháp luật vì chỉ thị phong toả, sau này sanh con lấy ai chăm sóc, lấy tiền đâu ra, ngõ cụt bế tắc. Cuối cùng họ quyết định 3 mẹ con đi về Bình Dương, ở đó vẫn còn người thân, vẫn còn chỗ bám víu, vẫn còn xoay sở được đặc biệt khi chị sanh nở. Tiền không có, xe không có, giấy tờ cũng không, không có xe nào chạy được lúc này, 3 mẹ con đành liều đi bộ về quê, hy vọng ngang đường có ai đó cho quá giang đi. Cuộc hành trình đầy rủi ro, trắc trở.
Đường về quên hơn 100km, thai phụ và 2 đứa bé đi bộ, cuộc hành trình kéo dài có khi cả 10 ngày, dài hơn cả bay vài vòng trái đất. Mẹ bầu phải vác bầu đi một mình đã khó huống hồ vác theo cả đồ đạc và đặc biệt 2 đứa bé, chúng mới có 5 tuổi và 3 tuổi, chúng còn quá nhỏ cho cuộc hành trình này. Nhưng đã vào thế không về không được : về hay ra đường ở, ở lại chết đói hay chịu gian nan vài ngày rồi cũng về được quê của mình. Hết đường binh, về quê là thượng sách. Quyết định quá khó khăn nhưng rồi máu liều nhiều hơn máu não, họ liều lĩnh lên đường nhờ tình thương người đời cho gì ăn đó và phó mặc cho trời đất run rủi.